Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc của chị em ngày càng rụng nhiều hơn trông thấy. Chỉ khi hiểu được nguyên nhân gây rụng tóc thì bạn mới có được cách chăm sóc tóc rụng và cách khắc phục đúng đắn.
Hội chứng nghiện giật tóc hay còn được gọi với một cái tên khác là Trichotillomania. Hội chứng này được xem như là một bệnh tâm lý và sẽ ảnh hưởng đến tóc, lông mi và lông mày của cơ thể. Điểm nổi bật của hội chứng này đó là việc một người có cảm giác muốn bứt tóc, lông mi, lông mày của mình một cách không kiểm soát được.
Hội chứng nghiện giật tóc thường phát triển một vài thói quen như xoắn tóc, vuốt lông mi, lông mày. Một số người mắc hội chứng này khi căng thẳng, mệt mỏi hoặc stress sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhổ tóc, nhổ lông mi, lông mày…Do vậy mà chứng bệnh này khiến cho tóc, lông mi và lông mày của người bệnh ngày càng ít đi và trở nên thưa thớt.Nếu bạn có hội chứng này mà không từ bỏ ngay bây giờ thì cho dù có thực hiện bao nhiêu cách chăm sóc tóc rụng cũng đều vô nghĩa.
>>> Xem thêm: học makeup chuyên nghiệp ở đâu tốt
Khi cơ thể bị mắc một số bệnh về rối loạn nội tiết hoặc rối loạn hệ miễn dịch thì cũng có thể gây nên tình trạng rụng tóc, mi và lông. Những bệnh như rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nang lông và khiến tóc, lông mi rụng nhanh hơn. Bên cạnh đó, một số bệnh suy giảm và rối loạn hệ miễn dịch khiến rụng tóc từng mảng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bạn bị rối loạn, những tế bào miễn dịch sẽ tấn công các nang lông. Điều này khiến nang lông bị yếu đi và phần tóc, lông mi sẽ bị rụng đi rất nhiều.
Thói quen sinh hoạt không tốt là một trong những nguyên nhân khiến tóc của chị em rụng dần theo thời gian. Nghe thì có vẻ thói quen sinh hoạt không ảnh hưởng gì đến lông mi nhưng bạn cần lưu ý rằng những thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể.
Khi sinh hoạt không ổn định như thức khuya, ăn uống không điều độ sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Nếu nội tiết thay đổi thì sẽ làm rối loạn tuyến giáp, cường giáp hoặc suy giáp và làm ảnh hưởng đến nang lông và tóc. Điều này khiến tóc của bạn rụng nhiều hơn bình thường vừa trở nên thưa dần. Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến cách chăm sóc tóc rụng.
Nếu đang thắc mắc tại sao tóc của mình ngày càng rụng với số lượng nhiều thì bạn có thể xem lại chế độ ăn uống của mình. Thông qua việc ăn uống, con người sẽ bổ sung được cho mình những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể. Do vậy, nếu như ăn uống không đủ chất, thiếu dinh dưỡng thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Việc bạn thiếu vitamin, dinh dưỡng và khoáng chất có thể là một trong những nguyên nhân khiến rụng tóc. Khi thiếu hụt dinh dưỡng thì tóc không đủ dưỡng chất để phát triển cũng như duy trì được sự chắc khỏe nên sẽ dễ rụng hơn.
Nếu tóc thưa bẩm sinh thì tình trạng rụng tóc sẽ diễn ra phổ biến hơn so với những người còn lại. Những người có tóc thưa, mỏng thường sẽ có nang lông ở yếu hơn những người bình thường. Khi đó, chỉ cần có những yếu tố bên ngoài tác động đến như khí hậu khô, thời tiết nóng bức, da đầu bị bẩn cũng sẽ làm cho tóc rụng.
Các bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tóc bị rụng nhiều. Những bệnh lý này có thể là các bệnh về tóc hoặc bệnh về rối loạn nội tiết trong cơ thể. Về việc tóc do bệnh lý thì chị em nên đến gặp bác sĩ để được giải đáp thắc mắc và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
>>> Xem thêm: chỗ dạy học spa tốt nhất tại TpHCM
Nhiều bạn gái muốn mái tóc của mình nhanh dài và mượt mà hơn. Vì vậy đã sử dụng rất nhiều loại dầu gội được quảng cáo đáp ứng theo mục đích của mình. Tuy nhiên, nếu dùng dầu gội, dầu xả hay dưỡng tóc không đúng, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến da đầu, nang lông và tóc.
Thêm một nguyên nhân phổ biến khiến tóc rụng nhiều đó chính là các bạn nữ thường xuyên thay đổi kiểu tóc của mình. Việc làm dụng các kỹ thuật làm tóc như: uốn, nhuộm, duỗi, nối tóc sẽ khiến tóc bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó nang lông ngày một yếu và tóc sẽ khô, xơ, chẻ ngọn và rụng đi.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng thuốc là nguyên nhân khiến nang lông ngày càng yếu đi. Những loại thuốc điều trị bệnh rối loạn tiết tố, thuốc chống đông máu hoặc thuốc giảm cholesterol sẽ khiến tóc của bạn yếu và rụng dần. Tuy nhiên, sau khi điều trị thuốc một thời gian thì tóc sẽ mọc lại.